Xử phạt đối với doanh nghiệp không thực hiện công bố mỹ phẩm

Xử phạt đối với doanh nghiệp không thực hiện công bố mỹ phẩm – Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp cho rằng công bố mỹ phẩm là không cần thiết, vừa mất thời gian, công sức thực hiện, vừa tốn kém chi phí. Đây là nhận định hết sức sai lầm, bởi công bố mỹ phẩm là thủ tục vô cùng quan trọng và bắt buộc các chủ thể phải thực hiện trước khi đưa mỹ phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Nếu doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn, Oceanlaw sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Quy định về xử phạt khi không công bố mỹ phẩm

Công bố mỹ phẩm hay công bố mỹ phẩm nhập khẩu là thủ tục bắt buộc các chủ thể phải thực hiện. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Điều 48 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Quy định này không chỉ áp dụng đối với người có trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường mà còn áp dụng đối với các chủ thể khác có liên quan. Cụ thể:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

a. Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố mỹ phẩm.

b. Không công bố mỹ phẩm trước khi đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất, nhập khẩu.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm.

 Công bố mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc các chủ thể phải thực hiện. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Điều 48 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Quy định này không chỉ áp dụng đối với người có trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường mà còn áp dụng đối với các chủ thể khác có liên quan. Cụ thể:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

a. Kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố mỹ phẩm.

b. Không công bố mỹ phẩm trước khi đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất, nhập khẩu.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm.

Một số hình thức xử phạt khác khi vi phạm quy định về kinh doanh mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;

b) Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

c) Kinh doanh mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng;

d) Kinh doanh mỹ phẩm chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm;

đ) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

e) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;

g) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp không đáp ứng quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;

c) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

đ) Thay đổi nội dung sau khi công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư; thay đổi tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu; thay đổi người đại diện, thay đổi dạng trình bày của sản phẩm;

e) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo quy định của pháp luật;

c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;

d) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, các Điểm b, c, d và e Khoản 2; Điểm a và Điểm c Khoản 3 Điều này;

b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 52. Vi phạm quy định về nhập khẩu mỹ phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

b) Nhập khẩu mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.

Ngoài việc bị xử phạt tiền như trên, tổ chức cá nhân vi phạm quy định về công bố mỹ phẩm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Bị buộc tiêu hủy các sản phẩm mỹ phẩm khi vi phạm các quy định trên.

+ Có thể bị cơ quan nhà nước thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm trong trường hợp đã được cấp số tiếp nhận nhưng kê khai không trung thực các hồ sơ, giấy tờ, thông tin đã công bố.

Như vậy, trên đây các hình thức xử phạt khi không công bố mỹ phẩm. Tổ chức, doanh nghiệp tham khảo các bài viết trên cũng đã phần nào có được cho mình cái nhìn toàn diện về vấn đề.

Tham khảo thêm: https://wcgvn.com/xu-phat-doi-voi-doanh-nghiep-khong-thuc-hien-cong-bo-my-pham

Rate this post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*