không mong muốn nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện tạm ngừng kinh doanh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành như hiện nay. Vậy nếu trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì có thể thực hiện việc xuất hóa đơn hóa đơn bán hàng hợp lệ được hay không? Cùng tìm hiểu rõ câu trả lời ngay trong bài viết.
Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp và Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì:
Doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào.
Như vậy có nghĩa là nếu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn.
Vậy nếu trong trường hợp doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại và thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong thời gian tạm ngưng thì phải làm thế nào? Theo quy định tại điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định doanh nghiệp muốn thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong thời gian tạm ngưng thì phải làm thủ tục gửi lên Sở kế hoạch đầu tư để xin hoạt động trước thời hạn, đồng thời có công văn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Bên cạnh đó, tại điểm đ điều 10 đã được sửa đổi bổ sung tại điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 như sau:
– Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định…
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên có thể rút ra kết luận: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không được phép có bất kỳ hình thức giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ nào. Mọi hành vi xuất hóa đơn trong thời điểm doanh nghiệp ngừng hoạt động đều vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nếu trong trường hợp doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn để giải quyết tài sản hàng hóa tồn đọng thì doanh nghiệp phải làm thủ tục lên sở kế hoạch đầu tư, cũng như thông báo lên cơ quan thuế và thực hiện kê khai thuế. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục này thì hóa đơn doanh nghiệp xuất sẽ là hóa đơn bất hợp pháp
Doanh nghiệp là bên mua tài sản, hàng hóa của công ty rơi vào thời gian tạm ngưng kinh doanh mà bên bán không thử hiện thủ tục trên thì hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp cũng là bất hợp pháp.
Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thuế TNCN
03 lỗi sai thường mắc phải khi lập hóa đơn GTGT
Vậy làm thế nào để có thể tránh được rủi ro cho bên mua tài sản, hàng hóa? Cách dễ dàng thực hiện nhất là doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn; tra cứu xem công ty mình mua hàng có còn hoạt động hay không để đảm bảo không vướng vào các trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn đọc gỡ được những vướng mắc về việc sử dụng hóa đơn, xuất hóa đơn trong trường hợp doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và cách để có thể xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp này.
Để lại một phản hồi