Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thuế TNCN

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân luôn là vấn đề được người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những vấn đề về cách tra cứu mã số thuế, việc phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế thuế TNCN phần nào cũng khiến người lao động gặp nhiều nhầm lẫn và khó để phân biệt, rạch ròi hai khái niệm này. Chính vì vậy trong bài viết này sẽ giúp người lao động phân biệt được thế nào là thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế.

Trước hết cần phải hiểu, thu nhập tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế cùng các khoản đóng bảo hiểm và các khoản giảm trừ gia cảnh. Thu nhập tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh ( bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…và từ kinh doanh ) trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ theo quy định. Như vậy có thể thấy, thu nhập tính thuế mang nghĩa rộng hơn và bao quát hơn so với thu nhập chịu thuế.

Công thức cụ thể để xác định thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản đóng bảo hiểm và miễn giảm.

Thu nhập chịu thuế là tiền đề, cơ sở để xác định thu nhập tính thuế. Thu nhập chịu thuế là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế.

Như vậy, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, do đó, người lao động cần phải nắm rõ ý nghĩa cũng như khái niệm của hai khái niệm này để có thể triển khai áp dụng được tốt nhất.

Vậy tại sao thu nhập của người lao động phải chịu thuế? Thực tế, thu nhập phải chịu thuế là góp phần tăng thêm thu nhập vào nguồn ngân sách của nhà nước. Mục đích thứ hai của việc thu nhập chịu thuế chính là góp phần vào công cuộc công bằng hóa xã hội. Thu nhập chính thuế chính là nghĩa vụ và trách nhiệm mà mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện nhằm bảo vệ, xây dựng đất nước.

Vậy làm cách nào để tính ra phần thu nhập chịu thuế?

Theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính quy định: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

– Thu nhập từ kinh doanh

– Thu nhập từ nhận thừa kế

– Thu nhập từ đầu tư vốn

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ trúng thưởng

– Thu nhập từ bản quyền

– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

03 lỗi sai thường mắc phải khi lập hóa đơn GTGT

Cách thức lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp trên HTKK

Best Laptops For College Students

Như vậy có thể thấy, việc nhận biệt thế nào là thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, cách tính phần thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế… là một trong những công việc quan trọng đòi hỏi các cá nhân phải xác định đúng nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót có thể xảy ra. Với sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm này, cùng với đó là việc xác định công thức để tính thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế… hy vọng đã giúp các doanh nghiệp, người lao động có thể dễ dàng nắm bắt các quy định, hiểu rõ các khái niệm này để áp dụng vào thực tế công việc, tính được số thuế thu nhập cá nhân mà mình cần phải nộp một cách chính xác nhất, nhanh chóng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*