Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam, việc tình trạng thấm dột xuất hiện ở các công trình là điều rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn sử dụng hoá chất chống thấm để công trình được bền đẹp và có tuổi thọ cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một vài loại hóa chất chống thấm chất lượng dưới đây bạn nhé!
1. Chống thấm Polyurethane
Chống thấm Polyurethane còn được biết đến với tên gọi tắt là PU, được hình thành bằng phản ứng isocyanate với polyol.
Ưu điểm: Độ bền cao, có khả năng kháng tia UV, chịu được tình trạng sốc nhiệt, khả năng bắc cầu vết nứt và tính thẩm mĩ cao.
Ứng dụng: thường được dùng trong chống thấm gỗ, keo trám các vết nứt công trình,…
2. Chống thấm gốc Polyurea
Là sản phẩm ứng dụng công nghệ gốc Polyurea, được áp dụng riêng trong ngành hóa chất chống thấm, có nguồn gốc từ sản phản ứng isocyanate và thành phần hỗn hợp nhựa tổng hợp.
Ưu điểm: cường độ cơ học cao, đóng rắn nhanh, có thể thi công nguội đơn giản bằng lăn, phun, quét,…, tuổi thọ rất cao (có thể lên tới 30 năm)
Ứng dụng: chống thấm tường, sân thượng, các công trình trọng điểm,…
3. Chống thấm gốc BITUM
Bitum là sản phẩm của quá trình lọc dầu nên thường có màu nâu hoặc đen. Sản phẩm chống thấm gốc Bitum có thành phần gồm nhựa và hỗn hợp nhiều hiđrocacbon no giúp đem lại độ bám dính cao.
Ưu điểm: khả năng chống thấm cao, độ bám dính lên bề mặt tốt, dễ sử dụng.
Ứng dụng: chống thấm tầng hầm, móng nhà, sân thượng, mái,…
>> Gợi ý cho bạn:
4. Chống thấm gốc Acrylic
Acrylic còn có tên gọi khác là thủy tinh hữu cơ, PMM, nó được điều chế từ quá trình sản xuất dầu mỏ, hợp chất này có thể dễ dàng cho ánh sáng xuyên qua. Chúng ta thường thấy Acrylic ở dạng nhựa rắn trong suốt, có tính đàn hồi linh hoạt, dễ cắt và dễ tạo hình. Sản phẩm chống thấm gốc Acrylic là ứng dụng của Acrylic với những ưu điểm vượt trội.
Ưu điểm:
Tính năng chịu nhiệt cao, chống thấm nước tốt, không làm ảnh hưởng đến kết cấu cũng như thẩm mĩ của công trình nhờ đặc tính trong suốt.
Linh hoạt sử dụng, thời gian đông kết nhanh và có khả năng chống bám bụi, nấm mốc tốt.
Ứng dụng: Chống thấm trong nhà, chống thấm nhà vệ sinh, vá các khe nứt nhỏ, làm sơn phủ trần nhà, sàn nhà,…
5. Một vài lưu ý khi sử dụng hóa chất chống thấm
Khảo sát bề mặt thi công: dựa vào hiện trạng bề mặt thi công, vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết nứt, mục đích sử dụng của công trình,… để lựa chọn loại hóa chất chống thấm phù hợp.
Tính toán định mức hóa chất chống thấm cần sử dụng: hãy đo diện tích cần thi công chống thấm trước khi tiến hành mua nguyên vật liệu. Với sơn chống thấm, bạn nên tham khảo các công thức tính định mức riêng của từng loại sơn; đối với các vết nứt nhỏ, bạn nên mua vật liệu với số lượng vừa đủ để tránh lãng phí.
Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua được những sản phẩm chống thấm chất lượng.
Chuẩn bị bề mặt thi công: Đối với bất cứ quá trình thi công chống thấm nào, việc chuẩn bị bề mặt thi công là công đoạn không thể bỏ qua. Bạn hãy làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn, đồng thời kiểm tra các vết rỗ, khe hở và vật cản để xử lý.
Quá trình thi công cần tuân thủ đúng quy trình từ nhà sản xuất, sử dụng đồ bảo hộ và dụng cụ hỗ trợ cần thiết.
Bảo quản hóa chất chống thấm ở nơi khô ráo, thoáng mát và đậy kín nếu sử dụng dư.
Hi vọng rằng bạn sẽ nhận được những thông tin hữu ích về hóa chất chống thấm sau khi đọc bài viết này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
>> Xem thêm bảng giá sơn chống thấm mới nhất tại: https://sonjymec.com/bang-gia-son-chong-tham-moi-nhat.htm
Để lại một phản hồi