Những điều cần biết về hợp đồng thiết kế nội thất

Trong những công trình xây dựng lớn như biệt thự, khu chung cư, khách sạn,… người ta cần thuê kiến trúc sư thiết kế nội thất bên trong tòa nhà và thường sử dụng hợp đồng thiết kế nội thất để ghi lại những điều hai bên thỏa thuận https://alonhatro.com/.

Khái niệm hợp đồng thiết kế nội thất

Hợp đồng thiết kế nội thất được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên có nhu cầu sử dụng thiết kế nội thất và bên trực tiếp thi công thiết kế nội thất nhằm mục đích hai bên cùng có lợi và nằm trong sự cho phép của pháp luật.

Hợp đồng thiết kế tồn tại ở hai dạng: dạng văn bản có xác nhận chữ ký của hai bên và dạng lời nói với điều kiện có người chứng kiến xác nhận. Tuy nhiên, đối với những công trình có nhiều mảng nội thất cần thiết kế bao gồm nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, phòng làm việc …thì họ thường sử dụng hợp đồng thiết kế nội thất dạng văn bản để đảm bào tính khách quan, công minh, pháp lý khi xảy ra mâu thuần hoặc sai lệch giữa hai bên để có căn cứ chính xác nhất về mặt pháp luật.

Những điều cần biết về hợp đồng thiết kế nội thất

Bố cục chung của hợp đồng thiết kế nội thất

Bố cục chung của hợp đồng thiết kế nội thất cũng giống như những loại hợp đồng khác gồm ba phần chính:

Phần mở đầu: gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ của nước ta.

Phần thân: 1.Tên hợp đồng: Hợp đồng thiết kế nội thất, số hiệu hợp đồng. 2. Liệt kê những văn bản, quy định của pháp luật để căn cứ trong hợp đồng này. 3. Ngày, tháng , năm địa chỉ cụ thể làm hợp đồng thiết kế. 4. Nội dung hợp đồng gồm thông tin đầy đủ của bên mua (bên yêu cầu sử dụng thiết kế nội thất) và bên bán (bên cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất). 5. Ghi rõ những điều khoản hai bên đã thỏa thuận.

Phần kết: Chữ ký của bên mua-bán xác nhận.

Tùy vào điều kiện khác nhau mà bạn có thể bổ sung thêm một số mục về quyền hạn và trách nhiệm của bên A, bên B để hợp đồng được rõ ràng hơn nhằm làm căn cứ khi xảy ra mâu thuẫn hoặc kiện tụng.

Những điều cần biết về hợp đồng thiết kế nội thất

Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất và thi công nội thất

Thông thường, mẫu hợp đồng thiết kế nội thất và thi công nội thất được chia ra làm hai mẫu hợp đồng tách biệt. Trong trường hợp thiết kế và thi công nội thất cùng một đơn vị thì bạn có thể gộp chung vào một hợp đồng cũng được.

Tuy nhiên, do thiết kế và thi công xảy ra ở hai thời điểm khác nhau nên thông thường hợp đồng thiết kế sẽ được lập trước. Mẫu hợp đồng thiết kế bạn có thể tham khảo ở mục 2 của bài viết này.

Về bố cục mẫu hợp đồng thi công có 3 phần:

Phần 1: Quốc hiệu và Tiêu ngữ

Phần 2: Gồm 1. Tên hợp đồng: Hợp đồng thi công nội thất; 2. Căn cứ luật pháp; 3.Ngày tháng năm, địa điểm; 4.Thông tin của bên A- Chủ đầu tư, thông tin của bên B- Đơn vị thi công nội thất; 5.

Những điều khoản thi công hai bên đã thỏa thuận:

Khối lượng công việc, thời gian thi công, giá trị hợp đồng, cách thức thanh toán, trách nhiệm của bên A, bên B. Ở phần này bạn có thể bổ sung thêm những mục khác để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thi công của hai bên.

Phần 3: Xác nhận chữ ký của hai bên: Trong quá trình xây dựng nhà ở, nội thất chiếm một vai trò quan trọng đánh giá tĩnh thẩm mỹ của căn nhà. Vì vậy bạn nên lựa chọn những đơn vị thiết kế có uy tín nhằm đảo bảo tiêu chí vừa tiết  kiệm chi phí, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, phong cách thiết kế đọc đáo đẹp mắt cho căn nhà của bạn.

Đồng thời, trong quá trình thỏa thuận bạn nên ghi rõ trong hợp đồng thiết kế nội thất nhằm đảm bảo tính phấp luật và thỏa thuận và được thực hiên đúng theo yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Có nên xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không?

>>> Dịch vụ cho uy tín cho công ty cần  thuê xe 4 chỗ

Rate this post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*