Luật Quy hoạch là căn cứ vô cùng quan trọng để thực hiện chuyển nhượng, mua bán, xây dựng nhà đất. Để phù hợp với quá trình phát triển, các quy định tại luật này đã có nhiều sự sửa đổi và bổ sung trong thời gian qua. Do đó, việc cập nhật Luật quy hoạch đô thị 2020 mới nhất là điều rất quan trọng.
Trong bài viết dưới đây, YouHomes sẽ chia sẻ về những điểm đáng chú nhất của luật này theo các quy định hiện hành.
Quy định về việc công khai thông tin quy hoạch
Luật Quy hoạch mới nhất quy định rất rõ ràng về việc công khai thông tin quy hoạch. Theo đó, các tin tức liên quan đến vấn đề này phải được thực hiện công khai. Điều này giúp tránh được các vấn đề tiêu cực cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhân dân.
Theo luật, các hành vi như sau bị nghiêm cấm tuyệt đối:
- Chậm trễ trong việc công khai, không công bố hoặc công bố không đầy đủ các thông tin quy hoạch được phép công bố.
- Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến quy hoạch trừ các vấn đề thuộc thông tin mật của Nhà nước.
- Có ý công khai các thông tin sai lệch về vấn đề quy hoạch.
- Hủy hoại, làm giả hoặc làm sai liệu các văn bản, tài liệu, hồ sơ quy hoạch.
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến quy hoạch
- Lập, thẩm định và phê duyệt, thực hiện điều chỉnh các nội dung quy hoạch vi phạm quy định tại Luật Quy hoạch và các văn bản pháp luật liên quan.
- Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện điều chỉnh các vấn đề quy hoạch liên quan đến đầu tư phát triển dịch vụ, sản phẩm hàng hóa cụ thể, ấn định số lượng và khối lượng sản phẩm/dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ.
- Chọn tổ chức tư vấn quy hoạch hoặc phản biện không đảm bảo đầy đủ về năng lực chuyên môn hoặc trái với các quy định hiện hành.
- Gây cản trở, khó khăn cho việc xin ý kiến quy hoạch từ các cá nhân/tổ chức, cộng đồng.
- Không tuân thủ theo đúng nội dung đã được phê duyệt, quyết định bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Tiến hành các hành động cản trở, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động quy hoạch.
Những nguyên tắc quy hoạch
Việc thực hiện thay đổi quy hoạch theo nhiệm kỳ, thiếu tính kết nối và thống nhất sẽ gây cản trở cho sự phát triển của các địa phương và toàn quốc.
Thông tin quy hoạch phải được công khai và lấy ý kiến từ các tổ chức/cá nhân có liên quan
Do đó, để khắc phục những vấn đề này, quy hoạch phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc sau:
- Có tính chất liên tục và kế thừa, ổn định và tuân theo thứ bậc trong hệ thống quy hoạch của quốc gia.
- Có sự đồng bộ và thống nhất với các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và từng khu vực. Đồng thời, phải kết hợp hài hòa với việc quản lý lãnh thổ, các ngành nghề, bảo đảm an ninh quốc phòng và môi trường.
- Đảm bảo tính minh bạch, công khai khách quan và bảo tồn các tài nguyên, nguồn lực.
- Đảm bảo sự tham quan của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, cộng đồng và nhân dân. Lợi ích của quốc gia, địa phương và nhân gia luôn luôn được hài hòa và đảm bảo. Trong đó, lợi ích chung của quốc gia được đặt ở vị trí cao nhất.
- Tính ứng dụng của khoa học, công nghệ hiện đại và việc dự báo, kết nối liên thông luôn cần được đảm bảo trong quy hoạch. Đồng thời, phải tính toán dựa trên việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lợi của quốc gia.
- Hội đồng thẩm định quy hoạch và cơ quan thành lập quy hoạch phải có mối quan hệ hoàn toàn độc lập.
Lấy ý kiến về việc quy hoạch
Theo quy định, thành lập quy hoạch phải dựa trên việc lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan và đối tượng có liên quan, bị quy hoạch tác động tới hoạt động sinh sống, sản xuất, kinh doanh.
Các hình thức lấy ý kiến được triển khai như sau:
- Các hồ sơ, tài liệu liên quan được gửi và đăng tải tại cổng thông tin điện tử của cơ quan thực hiện lập quy hoạch.
- Thông tin lấy ý kiến được trưng bày và niêm yết tại các khu vực công cộng. Đồng thời, thực hiện khảo sát ý kiến bằng cách tổ chức hội thảo, phát phiếu điều tra,… Các cách thức này phải đảm bảo thực hiện dân chủ tại các khu vực phường, xã, thị trấn.
Quy định về trách nhiệm xử lý các ý kiến đóng góp của cơ quan chức năng.
- Các ý kiến đóng góp phải được tiếp thu, nghiên cứu và có báo cáo giải trình đầy đủ. Nội dung tổng hợp ý kiến cần được trình cho cơ quan có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt, quyết định nội dung quy hoạch.
- Ý kiến đóng góp và nội dung giải trình cần được thực hiện công khai bởi cơ quan lập quy hoạch.
Quy định về việc điều chỉnh quy hoạch
Để phù hợp nhất với tình hình phát triển và điều kiện thực tế tại khu vực, các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết. Việc thực hiện thay đổi này phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc.
Điều chỉnh quy hoạch không được phép làm thay đổi mục tiêu ban đầu nếu không phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và kinh tế có sự điều chỉnh về mục tiêu.
- Quy mô, không gian và tính chất quy hoạch bị ảnh hưởng do địa giới hành chính trên lãnh thổ có sự thay đổi.
- Thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh gây ra những tác động khiến buộc phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch.
Việc thay đổi thông tin quy hoạch phải được thực hiện dựa trên các căn cứ thuyết phục như sau.
- Mục tiêu quy hoạch bị thay đổi do điều chỉnh chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
- Quy mô và tính chất quy hoạch bị ảnh hưởng do nội dung điều chỉnh của quy hoạch cấp cao hơn.
- Định hướng và cách thức tổ chức không gian buộc phải thay đổi do sự thay đổi của thiên tai, điều kiện thời tiết, khí hậu.
- Thay đổi quy hoạch để đảm bảo các yếu tố về an ninh và quốc phòng.
- Việc thực hiện nội dung quy hoạch bị thay đổi do tác động của sự phát triển công nghệ, khoa học.
Những thay đổi trong quy trình lập quy hoạch
Lập quy hoạch đối với các trường hợp khác nhau sẽ được thực hiện theo quy trình khác nhau. Cụ thể như sau.
Đối với việc lập quy hoạch vùng cấp tỉnh
- Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng, từ đó thiết lập các định hướng và mục tiêu phát triển.
- UBND huyện, các tổ chức và cơ quan liên quan đến việc lập quy hoạch đưa ra các ý kiến đề xuất nội dung.
- Thực hiện đánh giá, điều chỉnh, bổ sung và xử lý các ý kiến và nội dung được đề xuất và hoàn thiện nội dung quy hoạch.
- Thực hiện lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung quy hoạch.
- Tiếp nhận, xử lý và giải trình các ý kiến liên quan đến nội dung và thực hiện hoàn thiện quy hoạch.
- Nội dung quy hoạch được trình cho UBND cấp tỉnh xem xét và thông qua. Sau đó, nội dung được trình lên các cơ quan Chính phủ.
Đối với lập quy hoạch cần phải đảm bảo tính chất chuyên ngành và chuyên môn.
Trong trường hợp này, việc lập quy hoạch phải đảm bảo tuân theo các quy định của luật chuyên ngành. Cụ thể có các văn bản pháp luật cần lưu ý như sau:
- Các quy định của pháp luật về quy hoạch đất đai, quy hoạch sử dụng đất thuộc địa bàn huyện mới nhất tại Luật Đất đai 2013.
- Quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014 về quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường và quy hoạch môi trường.
- Các quy định của Luật thủy lợi 2017 về việc quy hoạch thủy lợi.
- Việc quy hoạch xây dựng phải tuân theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và sửa đổi luật quy hoạch bổ sung năm 2018.
- Tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn nước sử dụng tại Luật Tài nguyên nước 2012.
- Đối với việc lập và thực hiện quy hoạch vùng biển phải tuân theo Luật Biển Việt Nam 2012.
- Các quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 ràng buộc các vấn đề quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông.
Lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch phải đảm bảo tính minh bạch, công khai và tuân thủ theo các quy định của Luật quy hoạch cũng như các luật chuyên ngành liên quan
Trên đây là các nội dung đáng chú ý liên quan đến luật quy hoạch đô thị 2020. Việc nắm rõ các quy định này rất quan trọng để thực hiện các dự án. Và quan trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến vấn đề giao dịch, mua bán bất động sản.
YouHomes hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho độc giả.
>>>>>>>>>> Luật quy hoạch đô thị
>>>>>>>>>> Mẫu hợp đồng thuê nhà
Xem thêm: 6 yếu tố quyết định để lựa chọn căn hộ phù hợp nhất
Để lại một phản hồi