Hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp của nhân nhân để xây dựng và hoàn thiện các quy định về hóa đơn, chứng từ. Để các doanh nghiệp có thể nắm rõ hơn về nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn theo dự thảo Nghị định mới, trong bài viết này cập nhật những thông tin nổi bật nhất về nội dung này. Đây là một trong những điểm cần lưu ý cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải hành khách đang sử dụng hóa đơn điện tử xe khách. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Quy định đối với hóa đơn
– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
– Các cơ sở kinh doanh trong cùng một đơn vị kế toán theo quy định tại Luật Kế toán, sử dụng hóa đơn của cơ sở chính.
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ sử dụng một hình thức hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Người bán hàng hóa là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (loại hóa đơn, mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế (thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử). Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì Bên nhận ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ.
– Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải lập chứng từ, biên lai giao cho người nộp và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
– Trước khi sử dụng hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Tổ chức, cá nhân trong quá trình sử dụng nếu phát hiện mất hóa đơn mua của cơ quan thuế, mất biên lai, chứng từ đặt in, tự in đã lập hoặc chưa lập, phải báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết theo quy định tại Điều 31 và Điều 42 Nghị định này.
– Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
Ưu điểm vượt trội của việc kê khai thuế khi sử dụng HĐĐT
Xuất lùi ngày hóa đơn điện tử – Thói quen khó bỏ của DN
– Dữ liệu hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dữ liệu chứng từ khi thực hiện các giao dịch: nộp thuế, thu khác thuộc ngân sách nhà nước là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Để lại một phản hồi